, , , ,

Tư vấn đấu thầu

Tứ vấn đấu thầu
Tư vấn đấu thầu gồm những bước sau đây:

1. Lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu / hồ sơ yêu cầu.
2. Thẩm định kế hoạch đấu thầu / hồ sơ mời thầu / hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
4. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
5. Rà soát toàn bộ quá trình thực hiện đấu thầu.
6. Tư vấn hỗ trợ xử lý các tình huống về đấu thầu.
7. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành;
8. Hợp đồng;
9. Hướng dẫn xây dựng hồ sơ dự thầu;
Tư vấn đấu thầu

, , ,

Tư vấn giám sát

Tư vấn giám sát
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một nhà thầu thiết kế giỏi, một nhà thầu thi công tốt thì bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của nhà thầu tư vấn giám sát.
Như vậy, vai trò của tư vấn giám sát xây dựng là:
-  Đảm bảo việc thi công xây lắp được thực hiện đúng hồ sơ thiết kế.
-  Phát hiện, xử lý các chi tiết công trình mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
-  Hỗ trợ Chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót tại hiện trường.

, , , ,

Đặc điểm của Đấu thầu?

Đấu thầu xây dựng là 1 hình thức phổ biến trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình, bảo lãnh dự thầu theo đó cũng là một loại hình bảo lãnh an toàn, phổ biến tại Việt Nam.
Để hiểu rõ bản chất của công tác đấu thầu, dưới đây xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản liên quan tới hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bản chất của hoạt động “đấu thầu mua sắm” là việc bỏ tiền để đạt được được mục tiêu nhất định trong một thời gian xác định. Theo đó, hoạt động đấu thầu mua sắm bằng tiền của Nhà nước được gọi là “Mua sắm công” hay ”Mua sắm chính phủ”.

Các quy định để thực hiện các hành vi mua sắm thông qua đấu thầu được chi phối, điều tiết bởi người sở hữu nguồn tiền sử dụng cho việc mua sắm. Tuỳ thuộc vào nguồn tiền được sử dụng mà việc mua sắm có những đặc điểm khác nhau. Với việc sử dụng tiền của Nhà nước, hoạt động đấu thầu mua sắm có những đặc điểm riêng, khác với các nguồn tiền không phải của Nhà nước.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU
1.     Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
2.     Sử dụng vốn nhà nước bao gồm việc chi tiêu bằng vốn nhà nước theo các hình thức mua, thuê và thuê-mua.
3.     Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của BMT để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thực chất của công tác đấu thầu của Việt Nam là hoạt động chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước và vì vậy tuy gọi là Luật Đấu thầu song cần hiểu theo nghĩa ước lệ với bản chất là hoạt động mua sắm công hay mua sắm chính phủ. Hoạt động này bao gồm 7 hình thức lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu, trong đó thuật ngữ đấu thầu nếu hiểu theo nghĩa gốc là cuộc đấu thầu có sự tham gia của các nhà thầu để dành được hợp đồng thông qua cạnh tranh.
4.     Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT, thẩm định và phê duyệt KQĐT, thông báo KQĐT, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
5.     Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của BMT với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
6.     Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của BMT với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
7.     Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
8.     Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.
9.     Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
10.  BMT là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
11.  Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu để tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu của BMT.
12.  Nhà thầu chính, nhà tổng thầu là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.
13.  Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
14.  Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa.
15.  Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp.
16.  Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC bao gồm các lĩnh vực như Thiết kế (E- Engineering), Cung cấp vật tư, thiết bị (P- Procurement) và Xây dựng (C- Construction).
17.  Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
18.  Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau  thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
19.  HSMST là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để BMT lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.
20.  HSDST là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của HSMST.
21.  HSMT là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
22.  HSDT là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của HSMT và được nộp cho BMT theo quy định nêu trong HSMT.
23.  Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong KHĐT trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
24.  Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSDT. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
25.  Giá đề nghị trúng thầu là giá do BMT đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của HSMT.
26.  Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
27.  Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng HSDT và được gọi là giá đánh giá.
28.  Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
29.  Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT.
30.  Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT.
31.  Dịch vụ tư vấn bao gồm:
a.  Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b.  Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập HSMT, đánh giá HSDT, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;
c.  Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.
32.  Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.
33.  Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.
34.  Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
35.  Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
36.  Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định về KHĐT, HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đấu thầu. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là việc đánh giá lại HSDT, HSĐX .

, , ,

Chống thấm tầng hầm

Quy trình chống thấm tầng hầm,
Chống thấm tầng hầm,

Nếu việc chống thấm cho các công trình xây dựng vốn đã nan giải thì chống thấm cho tầng hầm – hạng mục chịu áp lực nước cao - lại càng phức tạp hơn, đa phần các tầng hầm chỉ sau thời gian ngắn đã bị thấm và phải chống đi chống lại nhiều lần rất phiền phức và tốn kém.

I.   ĐÁY TẦNG HẦM: 3 phương án:

1. Phương án 1: Chống thấm thuận- Trước khi đổ bêtông móng:
Sử dụng  Intoc-04 Super.
Sau khi thi công bêtông lót và lắp đặt xong cốt thép sàn đáy tầng hầm, tiến hành thi công chống thấm theo qui trình sau:
Chuẩn bị:   Bề mặt bêtông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bêtông đá 1x2, đá 4x6…)
Vệ sinh bề mặt.
Phủ lên bề mặt bêtông lót một lớp cát (cát hạt lớn càng tốt) dày khoảng  13 mm.
Phun nước tạo ẩm lên bề mặt lớp cát.
Pha trộn hồ dầu chống thấm loãng  theo công thức
1 lít Intoc-04 Super + 2 lít nước + khoảng 1,5kg xi măng


Thi công: Dùng máy phun hoặc tưới đều hỗn hợp hồ dầu chống thấm loãng lên bề mặt lớp cát cho đến khi ướt đẫm bề mặt và các ngóc ngách.
Dùng nước phun sương, phun sạch lớp hồ dầu chống thấm loãng bám trên sắt sàn (nếu cần).
Trong vòng 2 giờ trở lại, có thể tiến hành đổ bêtông.
Nguyên lý:  Intoc-04 Super có trong lớp hồ dầu chống thấm loãng  bám trên lớp cát và bêtông lót sẽ hòa tan, thẩm thấu vào phần dưới cùng của lớp bêtông mới đổ, tạo thành một lớp chống thấm ở phần đáy, không tách rời với bêtông đáy, bền theo kết cấu vật liệu.

2. Phương án 2: Chống thấm thuận - Trước khi lắp đặt sắt thép bêtông móng:

Sử dụng Intoc-04

Chuẩn bị:  Bề mặt bêtông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bêtông đá1x2, đá 4x6…)

Vệ sinh bề mặt.

Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).

1 lít Intoc- 04 + 3 lít nước + ximăng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 -> 8kg)


Thi công:

- Bước 1: Lớp chống thấm

Tô phủ lớp  hồ dầu chống thấm dày khoảng 4mm  lên bề mặt bêtông lót

- Bước 2: Lớp bảo vệ.

Sau khi lớp hồ chống thấm  vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng

2cm --> 3cm lên lớp hồ dầu chống thấm  để chống răn nứt.

Chú ý:  Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt.

Cần phải bảo dưỡng bằng nước.

Sau 24 giờ trở lên có thể tiến hành công tác lắp đặt sắt thép.

Định mức:  1lít Intoc-04 / khoảng 2m²

3. Phương án 3: Chống thấm nghịch-Sau khi đổ bêtông đáy:

Sử dụng Intoc- 04

Chuẩn bị:  Nên tiến hành chống thấm sau khi đổ bêtông đáy từ 2 tuần trở lên.

Vệ sinh và tạo ẩm bề mặt.

Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN.

Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).

1 lít Intoc- 04 + 3 lít nước + ximăng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 -> 8kg)


Thi công:

-  Bước 1: Lớp chống thấm.

Phun nước tạo ẩm. sau đó dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt một lớp dày 4mm.

- Bước 2: Lớp bảo vệ.

Sau khi lớp hồ dầu chống thấm  vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng 1cm lên trên lớp hồ dầu chống thấm  để chống răn nứt.

Chú ý:  Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt.

Bảo dưỡng bằng nước.

 Thông thường cần đổ một lớp bêtông đá mi dày khoảng 45cm (hoặc tùy theo yêu cầu) lên trên sàn đáy sau khi lớp hồ chống thấm đã ráo mặt.

Định mức:  1lít Intoc-04 / khoảng 2m²

II. VÁCH TẦNG HẦM:  2 Phương án

1. Phương án 1: Sử dụng Intoc-04

Chuẩn bị:   Vệ sinh bề mặt.

Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN.

Nếu bề mặt vách bêtông láng, cần tạo nhám trước khi thi công.

Pha trộn hồ chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).

1lít Intoc-04+ 3 lít nước+ximăng vừa đủ dẻo sệt (khoảng7->8kg)

Thi công:

- Bước 1: Lớp chống thấm.

Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bêtông một lớp dày khoảng 04mm.

- Bước 2: Lớp bảo vệ.

Khi lớp hồ dầu chống thấm vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì phủ một lớp VXM M75 lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.

Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước và nên tô trát lớp vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại.

Định mức:  1lít Intoc-04 / khoảng 2m²

2. Phương án 2: Sử dụng INTOC-04A.

Chuẩn bị:  Vệ sinh bề mặt.

Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN và Intoc -07.

Nếu bề mặt vách bêtông láng, cần tạo nhám trước khi thi công.

Thi công: Phun nước tạo ẩm nhiều lần trước khi thi công chống thấm.

Thực hiện 2 lớp chống thấm như sau:

Lớp 1: Pha trộn  hồ dầu chống thấm theo công thức.

1 lít Intoc-04A + 3 lít nước + Ximăng vừa đủ dẻo sệt

Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bêtông một lớp dày khoảng 2-3mm.

Thực hiện tiếp lớp tiếp theo:

Lớp 2: Pha trộn  vữa chống thấm theo công thức.

1 lít Intoc-04A + 3 lít nước + hỗn hợp ximăng và cát

(ximăng và cát được trộn theo tỉ lệ: cứ 1 phần ximăng tương ứng với 3 phần cát cho đến khi dạt độ dẻo sệt thích hợp. Cát phải sạch và được sàn đều hạt).

Chờ đến khi lớp hồ dầu chống thấm (lớp 1) vừa ráo mặt (còn mềm  nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì tô tiếp lớp vữa chống thấm dày khoảng 2mm lên bề mặt lớp 1.

- Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước.

- Tô vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại.

- Nếu là mặt ngoài vách tầng hầm (phần ngầm) thì có thể tiến hành lấp đất (trong vòng 3 ngày trở lại) mà không cần phủ lớp vữa hoàn thiện.

Chú ý: 

- Chỉ nên tiến hành chống thấm vách tầng hầm sau khi đổ bêtông ít nhất từ hai tuần trở lên.

- Qui trình trên có thể áp dụng chống thấm cho mặt ngoài hoặc mặt bên trong vách tầng hầm.

Định mức:  1lít Intoc-04A / khoảng 2m²


*************************************
Các hạng mục công trình thi công có thế mạnh của chúng tôi như:  
===>>> Xây dựng công nghiệp - Chống thấm xây dựngchống thấm sàn bê tông, chống thấm mái các tòa nhà cao tầng, khách sạn, chung cư, cao ốc văn phòng cho thuê, nhà hàng, biệt thự, chống thấm tầng hầm, bể nước ngầm, hồ chứa nước, nhà máy xửa lý nước, các công trình thủy lợi, thủy điện, cầu đường,....

CTY XÂY DỰNG - CHỐNG THẤM AN PHÁT VN

34 Tự Cường, P. 4, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

*************************************
THIẾT KẾ và THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP - DÂN DỤNG
CHỐNG THẤM CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
****************************************
Với phương châm:
CHẤT LƯỢNG - UY TÍN - HIỆU QUẢ
---------------------------------------------------------

, , , ,

Tư vấn giám sát là gì?

Tư vấn giám sát
Tư vấn giám sát là gì?
Giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;
Người làm công việc này gọi là "Kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình" và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.

Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế.

Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát xây dựng.

Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu "tư vấn giám sát xây dựng" công trình.

Nội dung chính của TVGS bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất .
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;

Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

- Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng đệ trình ;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định;
- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
- Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Các yêu cầu cụ thể khác:
- Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;
- Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
- Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
- Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
- Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
- Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.
- Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
- Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
- Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.
- Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
- Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
- Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
- Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.
- Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.
- Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
- Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.
- Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

, , ,

TƯ VẤN XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Tư vấn xây dựng là gì?
Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn... có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.

Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - chủ đầu tư xây dựng - tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm

thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành. Thông thường, đối với các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật, chỉ có một công ty tư vấn đầu tư và xây dựng đảm nhiệm công việc từ đầu đến cuối.

Kỹ sư tư vấn xây dựng là người có đủ trình độ, chuyên môn để thực hiện công tác tư vấn xây dựng. Ở Việt Nam, để được hành nghề Kỹ sư tư vấn xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề, phải có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và số lượng công trình đã tham gia phải đủ lớn.

Tổ chức tư vấn xây dựng là những đơn vị chuyên ngành, hoạt động độc lập về mặt pháp lý và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Ở các nước trên thế giới, các tổ chức này phần lớn thuộc Hiệp hội Tư vấn xây dựng.

Phân loại tổ chức tư vấn xây dựng

1. Tư vấn quản lý dự án
2. Tư vấn quản lý chi phí (kỹ sư định giá)
3. Tư vấn thiết kế kiến trúc

    - Chuyên ngành về văn phòng, khách sạn, căn hộ, khu nghỉ mát...
    - Chuyên ngành về công trình công nghiệp
    - Chuyên ngành về công trình nghệ thuật
4. Tư vấn thiết kế kiến trúc nội thất
5. Tư vấn thiết kế quy hoạch đô thị
6. Tư vấn thiết kế dân dụng và kết cấu

    - Tư vấn thiết kế chuyên ngành về nền móng và nhà cao tầng
    - Tư vấn thiết kế chuyên ngành về kết cấu thép và bê tông
    - Tư vấn thiết kế chuyên ngành về cơ sở viễn thông
7. Tư vấn thiết kế cơ sở hạ tầng
    - Tư vấn chuyên ngành về cầu đường
    - Tư vấn chuyên ngành về cảng và hải dương
    - Tư vấn chuyên ngành về viễn thông
    - Tư vấn chuyên ngành về nước
    - Tư vấn chuyên ngành về điện
    - Tư vấn chuyên ngành về khai thác quặng
    - Tư vấn chuyên ngành về đường sắt
    - Tư vấn chuyên ngành về cảng hàng không

8. Tư vấn thiết kế Cơ Điện Lạnh
Bao gồm các công việc về thiết ké hệ thống điện trung thế, hạ thế, hệ thống cấp thoát nước công trình; hệ thống điều hoà không khí, hệ thống khí lạnh...

9. Tư vấn thiết kế Âm học
Bao gồm các việc thiết kế hệ thống chống rung, chống ồn...

10. Tư vấn thiết kế môi trường
11. Tư vấn thiết kế cơ khí, công nghiệp
12. Tư vấn khảo sát địa chất công trình

, , , , ,

Thiết kế nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng / Nhà máy sản xuất.

I. Các bước thiết kế cơ bản khi thiết kế nhà xưởng:

Bước 1: Thiết kế cơ sở,

Bước 2 : Thiết kế bản vẽ thi công.

Ngoài ra các bước thiết kế có thể theo người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.

II. Nội dung thiết kế cơ sở : Bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:


a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;

đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.


2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;

b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật  chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực

III. Nội dung thiết kế bản vẽ thi công :
Bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình.

Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình

Giá trị cốt lõi khi thiết kế nhà xưởng muốn vươn tới là: 
Một giải pháp kinh tế cho việc xây dựng nhà xưởng.
 

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân làm tăng giá thành khi xây dựng trong đó có việc đơn vị thiết kế chọn giải pháp kết cấu không hợp lý, hoặc thiết kế các cấu kiện quá lớn – dư bền. Giải pháp kết cấu không hợp lý thường rơi vào giải phát kết cấu móng và kết cấu nền. Một số khu vực địa chất rất tốt nhưng đơn vị thiết kế vẫn chọn phương án móng như khu vực đất yếu như móng cọc ép, cọc nhồi. Thực tế nhận thấy móng trên nền đất yếu tốn kém gấp khoảng 2 lần so với móng trên nền đất tốt và làm tăng khoảng 20% giá thành xây dựng. Ngoài ra giải pháp nền cho công trình cũng là điều rất đáng bàn, ta nên chọn nền trên đất tự nhiên (hệ đàn hồi) hay nền trên cọc (hệ kết cấu cứng), nền bê tông nhựa hay nền bê tông xi măng, tất cả phải cân nhắc kỹ vì nhà xưởng có bề mặt nền rất lớn. Là đơn vị thiết kế luôn muốn sản phẩm của mình mang lại lợi ích cao nhất cho người đầu tư.

, , ,

Thẩm tra thiết kế và thẩm định thiết kế

Theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, việc thẩm tra thiết kế và thẩm định thiết kế được quy định cụ thể như sau:
Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công


1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.

b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.

2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
Như vậy, việc thẩm định thiết kế là do chủ đầu tư thực hiện và chủ đầu tư thuê lại tư vấn để thẩm tra một phần hay toàn bộ dự án.
3.6. Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thẩm tra dự toán
3.6.1. Chi phí thẩm tra dự toán xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại bảng số 16 trong Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% của giá trị dự toán công trình hoặc giá trị dự toán gói thầu thì chi phí thẩm tra dự toán được điều chỉnh với hệ số K = 1,3.
3.6.2. Chi phí thẩm tra dự toán điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc thẩm tra lại dự toán (không do lỗi của nhà thầu tư vấn thẩm tra dự toán) được xác định bằng lập dự toán.

 

TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG © 2012 | Designed by Decovin

Thanks to: Thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp, Tư vấn thiết kế and Thiết kế xây dựng